Để gây ấn tượng trong đám cưới, uyên ương có thể thay đổi những nghi lễ chính, vẫn giữ nét trang trọng nhưng thú vị và mới mẻ hơn.
Cách mở màn đám cưới thú vị sẽ gây ấn tượng cho khách mời. Ảnh: SV.
|
Trong đa số các đám cưới tại Việt Nam, khoảng 15 phút mở đầu tiệc sẽ là các nghi thức quen thuộc, cô dâu chú rể cùng nhau đi lên sân khấu, cắt bánh, rót rượu, dâng rượu mời bố mẹ... Việc lặp lại kịch bản này sẽ khiến các vị khách thấy tẻ nhạt, không hứng thú theo dõi. Uyên ương tự làm MC trong đám cưới, hay mở màn đám cưới bằng một trò chơi, điệu nhảy vui vẻ sẽ cách gây ấn tượng, khiến khách mời không thể quên hôn lễ của bạn.
1. Uyên ương tự làm MC trong đám cưới
Trong mỗi đám cưới sẽ một MC chuyên nghiệp dẫn dắt kịch bản cưới. Ưu điểm của MC chuyên nghiệp là nói năng trôi chảy, lưu loát, nhưng nhược điểm là dễ dập khuôn, không khác so với nhiều hôn lễ khách. Nếu cô dâu chú rể tự tin, hai người có thể trở thành MC cho chính đám cưới của mình.
Uyên ương sẽ là người đại diện của gia đình cảm ơn tới các khách mời và chia sẻ về câu chuyện tình yêu của họ. Với những lời giới thiệu gần gũi, tự nhiên của cô dâu chú rể, các vị khách sẽ thấy thích hơn khi nghe những câu khuôn mẫu của các MC chuyên nghiệp.
2. Thay đổi thứ tự chương trình
Khi bắt đầu tiệc cưới, MC sẽ xuất hiện và giới thiệu sự góp mặt của cô dâu chú rể. Đây là cách rất phổ biến nhưng lại không đem đến nét mới đột phá nào trong đám cưới. Thay vào đó, cô dâu chú rể có thể đánh dấu sự xuất hiện đặc biệt của mình bằng cách song ca một bài hát ngọt ngào.
Nếu không tự tin với khả năng hát của mình, cô dâu chú rể cùng bạn bè nhảy một điệu nhảy ngẫu hứng, vui vẻ và thu hút sự chú ý của khách mời. Uyên ương sẽ cần ít nhất 4 người bạn, cùng tham gia vào điệu nhảy, khuấy động không khí đám cưới, bởi nếu chỉ có cô dâu chú rể thì màn biểu diễn sẽ không thể đạt được hiệu ứng cũng như ấn tượng cần có.
Ngoài ra, một bữa tiệc cưới sẽ thân thiện, gần gũi và sôi nổi hơn khi được bắt đầu bằng một trò chơi nhỏ liên quan đến cô dâu chú rể. MC có thể dẫn dắt khách mời tham gia trả lời một số câu hỏi vui về cô dâu chú rể và chặng đường tình yêu của hai người, từ đó cũng giúp khách mời hiểu thêm về tình cảm và kỷ niệm đáng nhớ của đôi uyên ương.
Ngày cưới là dịp trọng đại của uyên ương nên hai bạn cần đặt sự vui vẻ lên hàng đầu. Ảnh: SV.
|
3. Thay đổi nghi thức rót rượu
Nghi lễ truyền thống là cô dâu chú rể sẽ tay trong tay, cầm chai champagne rót vào tháp rượu đã được sắp xếp sẵn với ý nghĩa tình yêu của hai người sẽ tràn đầy, ấm nồng.
- Nếu không muốn thực hiện nghi thức cũ này, bạn có thể thay thế bằng nghi thức rót cát. Chuẩn bịi hai bình cát màu khác nhau và một chiếc lọ thủy tinh lớn, cô dâu và chú rể sẽ rót cát rót vào lọ thủy tinh để hai dòng cát hòa vào nhau. Uyên ương cũng có thể thực hiện nghi thức này cùng cha mẹ hai bên. Đây là nghi lễ phổ biến ở phương Tây với ý nghĩa đôi uyên ương sẽ hòa quyện, gắn bó như dòng cát. Bạn cũng có thể thay cát bằng những hạt cafe hay các loại hạt khô khác.
- Ngoài ra, thay vì rót rượu lên tháp ly, cô dâu chú rể có thể rót rượu dâng lên cha mẹ hai bên.
4. Làm mới nghi thức cắt bánh
Trong đám cưới truyền thống, cô dâu chú rể sẽ cùng nắm tay nhau dùng dao cắt dọc chiếc bánh cưới với ý nghĩa cùng chung tay làm mọi việc, sau đó đa số bánh cưới không được sử dụng đến.
- Để làm mới nghi thức này, bạn có thể cùng nhau ăn miếng bánh đầu tiên. Điều này thể hiện rằng từ sau đám cưới, hai người sẽ cùng nhau chia ngọt sẻ ngọt bùi trọn đời.
- Ngoài ra, bạn có thể thay việc cắt bánh bằng việc cùng nhau thắp một ngọn nến và đặt lên trên đỉnh chiếc bánh, tượng trưng cho ý nghĩa, tình yêu sẽ như ngọn nến soi đường cho đôi uyên ương dù đi đâu cũng trở về bên nhau.
- Bạn cũng có thể cùng nhau đặt ngôi nhà, đôi chim hoặc bất cứ biểu tượng hạnh phúc của hai bạn lên tầng trên cùng của bánh cưới, thay cho lời hứa sẽ cùng nhau vun đắp hạnh phúc gia đình.
Uyên ương và cha mẹ cùng rót cát để cầu mong sự hòa thuận, hạnh phúc.
|
0 nhận xét: